Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án như thế nào?

I. Doanh nghiệp dự án là gì?

Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất.

Mục tiêu của doanh nghiệp dự án là dùng để thực hiện các dự án mà không tham gia bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác. Ngoài ra còn để thực hiện, quản lý, giám sát và vận hành dự án một cách hiệu quả theo đúng hợp đồng và quy định của pháp luật nhằm tránh thất thoát và lãng phí tài sản công.

Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thành lập doanh nghiệp dự án.

II. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án

1. Chuẩn bị kế hoạch thành lập doanh nghiệp dự án

  • Xác định hình thức hợp đồng. Thuộc loại hợp đồng Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT); Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO);  Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT); Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO); Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL); Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BLT); Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (O&M).
  • Xác định lĩnh vực đầu tư
  • Xác định được nguồn vốn đầu tư tham gia dự án
  • Xây dựng văn bản đề xuất thực hiện dự án
  • Cơ quan báo cáo nghiên cứu khả thi
  • Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật vè đấu thầu
  • Ký hợp thỏa thuận đầu tư, hợp đồng dự án
  • Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Dự án nhóm C không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)
  • Sau khi có được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì có thể thành lập doanh nghiệp dự án.

2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận

  • Văn bản cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Bản thỏa thuận đầu tư cùng với dự thảo hợp đồng của dự án;
  • Bản báo cáo nghiên cứu tính khả thi, giấy quyết định phê duyệt dự án;
  • Văn bản chấp thuận sử dụng vốn Nhà nước (nếu là dự án có Nhà nước tham gia);
  • Bản hợp đồng liên doanh, bản dự thảo điều lệ doanh nghiệp (nếu có);
  • Giấy chứng nhận quyết định lựa chọn đầu tư dự án.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tùy thuộc vào cấp độ quy mô của dự án mà chủ doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ ở các cơ quan khác nhau:

  • Với các dự án cấp quốc gia, dự án do cơ quan ủy quyền Bộ, Ban; Ngành Nhà nước, dự án được thực hiện từ trên 2 địa bàn trở lên; cấp thành phố trung ương, nộp hồ sơ lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Với các dự án không thuộc khoản 1 của Điều này, nộp hồ sơ lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Với các dự án nhóm C thì không cần làm thủ tục cấp giấy đăng ký.

3. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng

Để đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án qua mạng bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, cần thực hiện theo trình tự các bước như sau:

  • Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
  • Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin; tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi hoàn thành sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế; Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. ( trong vòng 03 ngày kể từ khi nhận hồ sơ).
  • Sau khi nhận được thông báo, doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy; kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
  • Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.